CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

  • Nội dung

Tên nghề:                           Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

Mã nghề:                            TC-5480102-2020-V2

Trình độ đào tạo:               Trung cấp

Hình thức đào tạo:            Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:        Tốt nghiệp THPT hoặc THCS và tương đương.

Thời gian đào tạo:            Từ 1 đến 2 năm

  1. Mục tiêu đào tạo:

1.1 Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trang bị các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, ngoại ngữ. Các kiến thức về cấu trúc máy tính,

hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần trong hệ thống máy tính, các thông số kỹ thuật của các thành phần phần cứng máy tính, mô tả được việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính, bao gồm cả các thiết bị ngoại vi. Từ đó, học sinh có thể thao tác được trong các lĩnh vực: Lắp ráp, sửa chữa và bảo trì máy tính để bàn, máy tính xách tay; cài đặt phần mềm máy tính; mạng máy tính và lắp đặt các thiết bị giám sát; bảo trì và sửa chữa các thiết bị ngoại vi. Kết thúc khoá học học sinh học tập đạt yêu cầu sẽ được cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp, có cơ hội tìm việc làm trong các doanh nghiệp, cơ quan, có cơ hội tiếp tục học tập nâng cao trình độ, tay nghề ở các bậc học cao hơn.

1.2 Mục tiêu cụ thể

            Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:

  1. Về kiến thức

– Xác định được các kiến thức về chính trị, an ninh quốc phòng, pháp luật;

– Trình bày được các kiến thức về máy tính, điện tử máy tính, mạng máy tính;

– Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần trong hệ thống máy tính;

– Đọc và hiểu các thông số kỹ thuật của các thành phần phần cứng máy tính;

– Mô tả được việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính để bàn, máy tính xách tay, các thiết bị ngoại vi;

– Phân tích, đánh giá và đưa ra được giải pháp xử lý các sự cố, tình huống trong hệ thống máy tính và thiết bị ngoại vi;

  1. Về kỹ năng

– Lắp đặt hệ thống máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi;

– Lắp ráp, cài đặt, cấu hình  hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm;

– Chẩn đoán, sửa chữa máy tính để bàn, máy tính xách tay và các thành phần, thiết bị ngoại vi;

– Chẩn đoán và xử lý các sự cố phần mềm máy tính;

– Xây dựng, lắp đặt thiết bị giám sát;

– Khả năng tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất của một phân xưởng, một tổ kỹ thuật, một cửa hàng lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng;

– Kèm cặp và hướng dẫn được các nhân viên ở trình độ nghề thấp hơn.

  1. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Tôn trọng pháp luật, chính sách của Nhà nước, nội quy của cơ sở;

– Tích cực đọc tài liệu tham khảo để cập nhật kiến thức, thông tin trong và ngoài ngành Công nghệ thông tin;

– Tận tâm, yêu nghề và đề cao lương tâm nghề nghiệp, lấy chất lượng phục vụ và vệ sinh an toàn lao động làm tôn chỉ hành động;

– Có tác phong công nghiệp, linh hoạt có ý thức tổ chức kỷ luật cao;

– Hòa đồng trong mọi mối quan hệ, có tinh thần hợp tác trong công việc;

– Năng động, linh hoạt trong xử lý tình huống trong kinh doanh. Không ngừng học tập trao đổi nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ để đảm đương tốt nhiệm vụ được giao;

– Thái độ cởi mở, thân tình với khách hàng, sẵn sàng phục vụ khách hàng.

1.3 Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

– Nhân viên lắp ráp, bảo trì và sửa chữa máy tính;

– Nhân viên tư vấn bán hàng máy tính;

– Nhân viên kỹ thuật máy tính và thiết bị văn phòng;

            – Tự mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

– Số lượng môn học/mô đun: 17

– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 50 tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung: 255 giờ

– Khối lượng các môn học/ mô đun chuyên môn: 825 giờ

– Khối lượng lý thuyết: 304 giờ; Thực hành, thực tập, kiểm tra: 1001 giờ

– Thời gian khóa học: Từ 1 đến 2 năm

  1. Nội dung chương trình

 

 

Mã MH/MĐ Tên môn học/mô đun Số tín chỉ Phân bổ thời lượng dạy học
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành/Thực tập/ BT/TL Thi/ Kiểm tra
I Các môn học chung 12 255 94 148 13
MH 01 Giáo dục chính trị (Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH) 2 30 15 13 2
MH 02 Pháp luật (Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH) 1 15 9 5 1
MH 03 Giáo dục thể chất (Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH) 1 30 4 24 2
MH 04 Giáo dục quốc  phòng – An ninh (Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH) 2 45 21 21 3
MH 05 Tin học (Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH) 2 45 15 29 1
MH 06 Ngoại ngữ (Tiếng Anh) (Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ) 4 90 30 56 4
II. Các môn học/ mô đun chuyên môn 33 825 210 576 39
II.1 Các môn học cơ sở 4 90 30 56 4
MH 07 Cấu trúc máy tính 2 45 15 28 2
MH 08 Điện tử cơ bản 2 45 15 28 2
II.2 Các mô đun chuyên ngành 25 645 150 465 30
MĐ 01 Cài đặt phần mềm máy tính 4 90 30 55 5
MĐ 02 Sửa chữa máy tính để bàn 5 120 30 85 5
MĐ 03 Sửa chữa máy tính xách tay 5 120 30 85 5
MĐ 04 Mạng máy tính 4 90 30 55 5
MĐ 05 Bảo trì hệ thống máy tính 4 90 30 55 5
MĐ 06 Thực tập sản xuất 3 135 130 5
II.3 Các mô đun tự chọn 4 90 30 55 5
MĐ 07 Bảo trì và sửa chữa thiết bị ngoại vi 4 90 30 55 5
MĐ 08 Lắp đặt camera giám sát 4 90 30 55 5
MĐ 09 Thiết kế và lắp đặt mạng LAN 4 90 30 55 5
III Thực tập tốt nghiệp 5 225   210 15
  Cộng tổng 50 1305 304 934 67