KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

  • Nội dung

Tên ngành/ nghề:                           Điện tử công nghiệp và dân dụng
Mã ngành/nghề:                             TC- 5520222-2023-V7
Trình độ đào tạo:                           Trung cấp Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh:                    Tốt nghiệp THCS trở lên Thời gian đào tạo: Từ 1 năm đến 2 năm

1. Mục tiêu đào tạo
   1.1. Mục tiêu chung
      Chương trình đào tạo trung cấp nghề Điện tử công nghiệp và dân dụng được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp ngành Điện tử công nghiệp và dân dụng, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có kiến thức ngoại ngữ bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
      Ngoài ra, chương trình đào tạo còn trang bị kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho các đối tượng tuyển sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.
   1.2. Mục tiêu cụ thể
      Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
   
a.  Về kiến thức:
     
Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, xã hội. Giải thích, phân tích được một số vấn đề về chính trị, xã hội, về nhà nước và pháp luật;
     Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp;
     Hiểu được các tiêu chuẩn của bản vẽ, nhận biết và hiểu được các kí hiệu dùng trong bản vẽ, tra cứu được thiết bị qua các kí tự, kí số và đọc, hiểu được các bản vẽ về điện;
     Phân tích được tính chất, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các linh; kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp;
     Phân tích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp;
     Phân tích, xác định được các dạng hư hỏng thường gặp của một số thiết bị điện tử thông dụng để đề ra hướng khắc phục, sửa chữa;
Tiếp cận được những kiến thức cao hơn để có thể theo học ở các bậc học cao hơn.
   b.  Về kỹ năng:
     Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng vào hoạt động nghề;
     Đọc được các bản vẽ kỹ thuật của nghề (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý);
     Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp;
     Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp;
     Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc;
     Lập trình được các bài toán điều khiển cơ bản sử dụng: Vi xử lý, lập trình PLC và
     Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành vào quản lý, tổ chức sản xuất;
     Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động.
   c.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
      Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, Tác phong công nghiệp; Tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỉ mỉ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện.
   1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
      Sau khi học xong chương trình người học có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp với các vị trí sau:
     Kỹ thuật viên lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng và tủ điện công nghiệp;
     Kỹ thuật viên làm việc trong các trạm bảo hành thiết bị điện, điện tử;
     Kỹ thuật viên trong các phân xưởng sản xuất Điện tử; lắp ráp mạch, sản xuất linh kiện điện tử;
     Kỹ thuật viên bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh cho các tòa nhà, các cơ sở sản xuất;
     Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện, điện tử, điện lạnh gia dụng.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
     Số lượng môn học/mô đun: 23
     Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 53 tín chỉ (1455 giờ)
     Khối lượng các môn học chung: 255 giờ
     Khối lượng các môn học/ mô đun chuyên môn: 1200 giờ
     Khối lượng lý thuyết: 441 giờ; Thực hành, thực tập: 922 giờ; Kiểm tra: 92 giờ.

3. Nội dung chương trình

 

Mã MH/ MĐ

 

Tên môn học/mô đun

 

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)
Tổng số Trong đó
 

thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận  

Kiểm tra

I Các môn học chung 12 255 94 148 13
MC-MH01 Giáo dục chính trị 2 30 15 13 2
MC-MH02 Pháp luật 1 15 9 5 1
MC-MH03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2
MC-MH04 Giáo dục quốc phòng – An ninh 2 45 21 21 3
MC-MH05 Tin học 2 45 15 29 1
MC-MH06 Ngoại ngữ (Tiếng Anh) 4 90 30 56 4
II Các môn học, mô đun chuyên môn 41 1200 347 774 79
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 8 165 72 84 9
ĐTV7-MH07 An toàn lao động 2 30 21 8 1
ĐTV7-MH08 Vẽ điện 2 30 16 13 1
ĐTV7-MĐ09 Linh kiện và đo lường điện tử 2 45 15 28 2
ĐTV7-MĐ10 Điện cơ bản 2 60 20 35 5
II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 30 945 245 635 65
ĐTV7-MĐ11 Chế tạo mạch in và hàn linh kiện 2 45 15 25 5
ĐTV7-MĐ12 Điện tử tương tự 2 60 20 35 5
ĐTV7-MĐ13 Kỹ thuật số 2 60 20 35 5
ĐTV7-MĐ14 Mạch điện tử cơ bản 2 45 15 25 5
ĐTV7-MĐ15 Điện tử công suất 3 90 20 65 5
ĐTV7-MĐ16 Kỹ thuật cảm biến 2 60 20 35 5
ĐTV7-MĐ17 Thiết kế mạch bằng máy tính 2 60 20 35 5
ĐTV7-MĐ18 Vi điều khiển 2 60 20 35 5
ĐTV7-MĐ19 Trang bị điện 2 60 15 40 5
ĐTV7-MĐ20 Thực hành lập trình và lắp đặt PLC 3 90 30 55 5
ĐTV7-MĐ21 Sửa chữa, bảo trì điều hòa không khí 3 90 30 55 5
ĐTV7-MĐ22 Thực tập tốt nghiệp 5 225 0 215 10
II.3 Các mô đun tự chọn (Chọn 1 trong 6 mô đun) 3 90 30 55 5
ĐTV7-MĐ23 Điều khiển Điện – Khí nén 3 90 30 55 5
ĐTV7-MĐ24 Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điện tử gia dụng 3 90 30 55 5
ĐTV7-MĐ25 Sửa chữa, bảo trì kho lạnh công nghiệp 3 90 30 55 5
ĐTV7-MĐ26 Giải pháp thi công hệ thống HVAC 3 90 30 55 5
ĐTV7-MĐ27 Thi công, lắp đặt hệ thống IoT 3 90 30 55 5
ĐTV7-MĐ28 Lắp đặt và sửa chữa hệ thống nâng hạ 3 90 30 55 5
Tổng cộng 53 1455 441 922 92