CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Chức năng
– Tham mưu cho hiệu trưởng trong việc xây dựng định hướng, mục tiêu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, quy mô và phương thức đào tạo.
– Tham mưu cho Hiệu trưởng trong tổ chức các hoạt động đào tạo trình độ Trung cấp, Sơ cấp và các lớp bồi dưỡng thường xuyên.
– Tổ chức thực hiện công tác quản lý đào tạo theo quy chế của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; cùng các quy chế, quy định, quy trình của Nhà trường đã được Hiệu trưởng phê duyệt.
Nhiệm vụ
Quản lý đào tạo hệ trung cấp
– Tiếp nhận hồ sơ học sinh và danh sách học sinh từ Phòng Tuyển sinh và giới thiệu việc làm. Tổ chức hội đồng duyệt trung tuyển học sinh và trình Hiệu trưởng phê duyệt quyết định trúng tuyển học sinh.
– Ra quyết định mở lớp cho các lớp nghề hệ Trung cấp.
– Xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập cho từng khoá học, từng năm học, từng ngành đào tạo của nhà trường, đồng thời theo dõi, giám sát, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nội dung, chương trình, giảng dạy, học tập, cũng như việc thực hiện kế hoạch chung.
– Duyệt kết quả học tập mô học/mô đun của học sinh chuyển Phòng Phát triển chương trình, quản lý dữ liệu và khảo thí tổ chức thi.
– Tiếp nhận bảng tổng hợp kết quả học tập môn học/mô đun (bao gồm kết quả thi, tổng kết môn học/ mô đun) từ Phòng Phát triển chương trình, quản lý dữ liệu và khảo thí để lưu trữ và tổng hợp xét tốt nghiệp cho học sinh.
– Kiểm tra, rà soát kế hoạch học lại của học sinh trên cơ sở đề xuất từ các khoa. Trình Hiệu trưởng phê duyệt.
– Kiểm tra, rà soát việc tổ chức học lại cho học sinh, duyệt điều kiện thi và chuyển Phòng Phát triển chương trinh, quản lý dữ liệu và khảo thí tổ chức thi.
– Tổ chức hội đồng xét tốt nghiệp để xét và công nhận tốt nghiệp cho học sinh đủ điều kiện.
– Xây dựng, rà soát, hoàn thiện các Quy chế; Quy định phục vụ công tác tổ chức đào tạo.
– Xây dựng và tổ chức triển khai các kế hoạch như: Hội giảng Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp, hội thi tay nghề của học sinh, hội thi thiết bị đào tạo tự làm các cấp
– Định kỳ tổ chức dự giờ, thao giảng; tổ chức hội giảng, hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp cơ sở; tổ chức đánh giá giáo viên hàng năm theo quy định;
– Đề xuất thành lập các hội đồng tư vấn, tham mưu liên quan đến công tác đào tạo cho Hiệu trưởng như: Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật học sinh…
– Chủ trì tổ chức các hoạt động khai giảng, bế giảng, cấp phát bằng…
– Xây dựng các phương án liên kết, các hợp đồng đào tạo theo quy chế, quy định hiện hành.
– Phối hợp các đơn vị liên kết tổ chức đào tạo, quản lý các lớp tại địa điểm liên kết.
– Lập các quyết định miễn giảm học sinh, lập hồ sơ miễn giảm học phí của học sinh bàn giao Phòng Kế toán – Tài chính làm thủ tục rút tiền ngân sách.
Quản lý đào tạo ngắn hạn
– Kiểm tra, rà soát kế hoạch đào tạo ngắn hạn, hồ sơ đào tạo các lớp ngắn hạn của Phòng Tuyển sinh và giới thiệu việc làm trình Hiệu trưởng phê duyệt.
– Nghiệm thu hồ sơ đào tạo, kết quả học tập của học sinh các lớp ngắn hạn, tổ chức hội đồng xét tốt nghiệp và lập quyết định công nhận tốt nghiệp trình Hiệu trưởng phê duyệt.
Công tác quản lý học sinh
– Triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh.
– Theo dõi việc tổng hợp kết quả rèn luyện của học sinh từ giáo viên chủ nhiệm đề xuất khen thưởng, kỷ luật học sinh.
– Lập các báo cáo về công tác quản lý học sinh theo yêu cầu của cấp trên.
– Quản lý hồ sơ trúng tuyển của học sinh.
– Nhận và lưu trữ Sổ quản lý học sinh sau khi các khoa hoàn thiện.
– Giải quyết thủ tục hành chính cho học sinh.
Công tác giáo vụ
– Thực hiện các công việc giáo vụ gồm: theo dõi, tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy nghề; thống kê, làm báo cáo theo quy định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Quản lý hồ sơ, biểu mẫu, sổ sách đào tạo theo quy định.
– Theo dõi, nghiệm thu khối lượng giảng dạy của giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng.
Quản lý văn bằng chứng chỉ
– Đề xuất số lượng phôi văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu hàng năm trình Hiệu trưởng phê duyệt, chuyển Phòng Tổ chức – Hành chính đi mua.
– Tiếp nhận, bảo quản, quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ sau khi nhận từ Phòng Tổ chức – Hành chính.
– In ấn, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập cho học sinh.
– Quản lý văn bằng, chứng chỉ đã phát cho học sinh.
– In ấn bản sao văn bằng, chứng chỉ khi có yêu cầu từ học sinh.
– Xác minh văn bằng, chứng chỉ theo đề nghị từ các cơ quan, tổ chức khác.
– Lập các báo cáo về quản lý văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của cấp trên.
Công việc khác
– Tham gia công tác giảng dạy.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
Bài viết liên quan