Giới thiệu các chương trình đào tạo nghề của nhà trường
GIỚI THIỆU CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO – NĂM 2021
HỆ TRUNG CẤP
1. Tên ngành/ nghề: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức
– Trình bày khái niệm cơ bản, nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, qui ước sử dụng trong ngành Điện công nghiệp và dân dụng;
– Đọc được các bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điện điều khiển;
– Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (hộ gia đình dùng điện, cấp điện cho xưởng, xí nghiệp,…);
– Vận dụng được các nguyên tắc trong vận hành lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện.
– Phân tích, xác định các hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện, từ đó biết sửa chữa, thay thế cho các thiết bị điện;
– Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã được học để lý giải các tình huống xảy ra trong lĩnh vực điện công nghiệp và dân dụng;
– Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Điện công nghiệp và dân dụng;
* Về kỹ năng
– Sử dụng được các loại dụng cụ đo điện năng (Vônmét, Ampemét, Ampekìm, Đồng hồ đo vạn năng, Mêgômét…) đo đúng thông số cần đo vào trường hợp cụ thể trong thực tế;
– Sử dụng đúng các dụng cụ an toàn điện, an toàn lao động, an toàn cháy nổ trong từng công việc;
– Có khả năng lắp đặt, vận hành và hướng dẫn, giám sát kỹ thuật cho các bộ phận lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điều khiển điện;
– Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện.
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, các tổ vận hành đường dây và trạm hạ thế, làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến Điện công nghiệp và dân dụng, với các vị trí công việc như sau:
- KTV lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện dân dụng
- KTV lắp đặt ,vận hành và sửa chữa tủ điện
- KTV bảo dưỡng và sửa chữa máy điện công nghiệp
- KTV cài đặt, vận hành và sửa chữa thiết bị điều khiển tự động
- KTV lắp đặt và bảo trì thiết bị lạnh
- Lắp đặt , sửa chữa hệ thống nâng hạ
- KTV lắp đặt và bảo trì hệ thống đường dây hạ áp
- KTV bảo dưỡng và sửa chữa mạng động lực và tủ phân phối
- Vận hành các thiết bị điện thế hệ mới tại các công ty công nghệ cao.
2. Tên ngành/ nghề: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, xã hội. Giải thích, phân tích được một số vấn đề về chính trị, xã hội, về nhà nước và pháp luật;
– Trình bày được các khái niệm cơ bản, nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của một số máy và thiết bị điện tử phổ biến trong dân dụng và công nghiệp;
– Phân tích được nguyên lý các mạch điện tử công nghiệp và dân dụng, mạch điều khiển điện tử cho các thiết bị điện tử dân dụng và công nghiệp;
– Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế mạch điện để lắp đặt, sửa chữa, thay thế một số thiết bị điện tử công nghiệp và dân dụng;
– Phân tích, xác định được các dạng hư hỏng thường gặp của một số thiết bị điện tử thông dụng để đề ra hướng khắc phục, sửa chữa;
– Tiếp cận được những kiến thức cao hơn để có thể theo học ở các bậc học cao hơn.
* Về kỹ năng
– Sử dụng thành thạo các thiết bị đo thuộc chuyên ngành điện tử;
– Sửa chữa được các hỏng hóc, sự cố thông dụng của các thiết bị điện tử dân dụng;
– Lựa chọn, lắp đặt được các thiết bị điện tử dân dụng cho một hộ gia đình, phòng họp, … đảm bảo an toàn và theo đúng quy chuẩn;
– Lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện tử, công nghệ hiện đại ( khi có hướng dẫn lắp đặt hiện đại);
– Lắp đặt vận hành các thiết bị điện tử tại xưởng, xí nghiệp đúng yêu cầu kỹ thuật;
– Sửa chữa, bảo trì và vận hành các thiết bị điện tử trên các dây truyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
– Phân tích và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản;
– Vận hành được những hệ thống điều khiển điện tử hiện đại khi được tiếp cận tài liệu hướng dẫn;
– Có khả năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, Tác phong công nghiệp; Tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện.
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong chương trình người học đảm nhận được công việc với các vị trí sau:
– Lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và hệ thống điện tử dân dụng: thiết bị hình, thiết bị âm thanh, thiết bị lạnh và một số thiết bị gia dụng;
– Lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và hệ thống điều khiển tự động, điều khiển công suất và một số hệ thống điện tử viễn thông;
– Lắp ráp, kiểm tra và sửa chữa được hệ thống, thiết bị điều khiển điện – điện công nghiệp tại doanh nghiệp, xí nghiệp;
– Lắp ráp, vận hành một số Robot phục vụ trong dân dụng và công nghiệp.
3. Tên ngành/ nghề: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ – VIỄN THÔNG
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Trình bày được những nội dung cơ bản về lý thuyết mạch điện – điện tử, viễn thông như: kỹ thuật mạch điện tử, linh kiện điện tử, đo lường và thiết bị đo, điện tử số, chuyển mạch, tổng đài, thiết bị đầu cuối viễn thông.
– Phân tích được các phương pháp kiểm tra, đánh giá một số sai hỏng của các thiết bị điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông, hệ thống viễn thông.
– Trình bày được các phương pháp sửa chữa và lắp ráp các thiết bị điện tử dân dụng (tivi, đầu thu kỹ thuật số,..), thiết bị viễn thông (anten, điện thoại, tổng đài, FAX,..).
– Trình bày được các quy trình thi công cáp viễn thông và các công trình thi công các thiết bị ngoại vi viễn thông.
– Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học vào xử lý các tình huống trong lĩnh vực điện tử dân dụng, điện tử viễn thông
– Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Điện tử-viễn thông.
* Về kỹ năng:
– Đọc được bản vẽ thiết kế, bản vẽ lắp ráp và hướng dẫn kỹ thuật cho các bộ phận lắp ráp điện tử, viễn thông.
– Sử dụng thiết bị để kiểm tra, phân tích kết quả, đánh giá hiệu suất và xác định sự cần thiết điều chỉnh quá trình làm việc của thiết bị điện tử – viễn thông.
– Thực hiện được các kỹ năng lắp ráp, hàn, thao tác trên linh kiện và thiết bị điện tử, viễn thông.
– Lắp đặt, bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện tử viễn thông như: Tivi, điện thoại cố định và di động, anten, tổng đài nhỏ và trung bình, một số thiết bị điện tử khác…..
– Tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các thiết bị điện tử, viễn thông trên mạng viễn thông.
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng làm việc tại các các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, hệ thống các bưu cục, bưu điện, các công ty kinh doanh, sản xuất và cung cấp dịch vụ viễn thông, đài phát thanh và truyền hình hoặc công ty kinh doanh về điện tử, viễn thông trong cả nước với các vị trí công việc như sau:
– Kỹ thuật viên lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị viễn thông, hệ thống viễn thông (mạch điện tử ứng dụng, tổng đài, cáp quang, cáp đồng, máy thu hình, điện thoại cố định, di động, máy fax,…)
– Nhân viên bán hàng, tư vấn sản phẩm công nghệ điện tử viễn thông (tổng đài, thiết bị truyền dẫn, truyền hình, điện thoại cố định, di động, máy fax,…)
– Kỹ thuật viên làm việc trong các công ty, nhà máy, xưởng sản xuất thiết bị đài, trạm viễn thông (tổng đài, fax, cáp thông tin, thiết bị đầu cuối,…).
– Nhân viên khai thác, sử dụng, quản lý thiết bị , hệ thống viễn thông (trực tổng đài, trực mạng viễn thông, trực kỹ thuật,…..)
4. Tên ngành/ nghề: KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐÀI TRẠM VIỄN THÔNG
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Trình bày được những nội dung cơ bản về lý thuyết mạch điện, điện tử, viễn thông như: linh kiện điện tử, đo lường và thiết bị đo, mạch điện tương tự, mạch số, chuyển mạch, tổng đài, thiết bị đầu cuối viễn thông, mạng không dây, mạng viễn thông
– Trình bày được các phương pháp lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện tử dân dụng (tivi, đầu thu kỹ thuật số,..), thiết bị đài, trạm viễn thông (anten, điện thoại, tổng đài, fax, thiết bị không dây, Multimedia..).
– Trình bày được các quy trình thi công cáp viễn thông, thi công các thiết bị đài, trạm viễn thông.
– Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học vào xử lý các tình huống trong lĩnh vực đài, trạm viễn thông
– Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành viễn thông.
* Về kỹ năng:
– Đọc được bản vẽ thiết kế, bản vẽ lắp ráp và hướng dẫn kỹ thuật cho các bộ phận lắp ráp đài, trạm viễn thông.
– Thực hiện được các kỹ năng lắp ráp, hàn, thao tác trên linh kiện và thiết bị đài, trạm viễn thông.
– Lắp đặt, bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị đài, trạm viễn thông như: Tivi, điện thoại cố định và di động, anten, tổng đài nhỏ và trung bình, thiết bị không dây, multimedia, một số thiết bị viễn thông khác…..
– Tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các thiết bị đài, trạm viễn thông trên mạng viễn thông.
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng làm việc tại các các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, hệ thống các bưu cục, bưu điện, các công ty kinh doanh, sản xuất và cung cấp dịch vụ viễn thông, đài phát thanh và truyền hình hoặc công ty kinh doanh về điện tử, viễn thông trong cả nước với các vị trí công việc như sau:
– Kỹ thuật viên lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị đài, trạm viễn thông (tổng đài, thiết bị truyền dẫn, truyền hình, điện thoại cố định, di động, máy fax,…)
– Nhân viên bán hàng, tư vấn sản phẩm công nghệ điện tử viễn thông (tổng đài, thiết bị truyền dẫn, truyền hình, điện thoại cố định, di động, máy fax,…)
– Kỹ thuật viên làm việc trong các công ty, nhà máy, xưởng sản xuất thiết bị đài, trạm viễn thông (tổng đài, fax, cáp thông tin, thiết bị đầu cuối,…).
– Nhân viên khai thác, sử dụng, quản lý thiết bị đài, trạm viễn thông (trực tổng đài, trực mạng viễn thông, trực kỹ thuật,…..)
5. Tên ngành/ nghề: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA THIẾT BỊ NHIỆT
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Trình bày các kiến thức về kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật điều hòa không khí và thông gió, mạch điều khiển tự động hệ thống lạnh, vật liệu điện, hệ thống cung cấp nhiệt và thiết bị truyền nhiệt, vận hành sửa chữa máy lạnh, công nghệ lạnh thực phẩm…
– Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật điều hòa không khí và thông gió, mạch điều khiển tự động hệ thống lạnh, vật liệu điện, hệ thống cung cấp nhiệt và thiết bị truyền nhiệt, vận hành sửa chữa máy lạnh, công nghệ lạnh thực phẩm…. Trên cơ sở nắm vững chuyên môn có khả năng nắm bắt được các công nghệ mới và có thể nhanh chóng áp dụng vào sản xuất theo nhiệm vụ được giao, tiếp cận với thị trường một cách nhanh chóng.
– Thiết kế, tổ chức và quản lý sản xuất, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp về các lĩnh vực kỹ thuật điện lạnh. Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện. Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện.
* Về kỹ năng:
– Bảo dưỡng, sửa chữa được các trang thiết bị nhiệt, điều hoà không khí, máy lạnh.
– Lắp đặt, vận hành được các hệ thống lạnh trong các cơ quan xí nghiệp công nghiệp và dân cư.
– Đọc, hiểu và tự lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện, công nghệ hiện đại, nâng cao khi có hướng dẫn lắp đặt và hướng dẫn sử dụng.
– Có khả năng hướng dẫn, giám sát kỹ thuật cho các bộ phận lắp đặt thiết bị điện lạnh, hệ thống điện lạnh
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng làm việc tại các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân, các công ty nước ngoài thuộc lĩnh vực điện lạnh, có thể mở cửa hàng sửa chữa hoặc kinh doanh thiết bị điện với các vị trí công việc như sau:
- Nhân viên điện lạnh
- Chủ cửa hàng sữa chữa thiết bị nhiệt
- Chủ cơ sở kinh doanh thiết bị điện
6. Tên ngành/ nghề: CÔNG NGHỆ HÀN
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Trình bày được các phương pháp chế tạo phôi hàn;
– Giải thích được các vị trí hàn (1G, 2G, 3G, 4G, 1F, 2F, 3F, 4F, 5G);
– Đọc được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản;
– Trình bày được phạm vi ứng dụng của các phương pháp hàn (SMAW,
MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG);
– Hiểu được nguyên lý, cấu tạo và vận hành thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG,
FCAW, SAW, TIG);
– Đọc được, hiểu được quy trình hàn áp dụng vào thực tế của sản xuất;
– Trình bày được nguyên lý cấu tạo, vận hành được các trang thiết bị hàn
(SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW…);
– Tính toán được chế độ hàn hợp lý;
– Trình bày được các khuyết tật của mối hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG), Nguyên nhân và biện pháp đề phòng;
– Trình bày được các ký hiệu mối hàn, phương pháp hàn trên bản vẽ kỹ thuật ;
– Trình bày và giải thích được quy trình hàn, chọn được vật liệu hàn, áp dụng vào thực tế của sản xuất;
– Phân tích được quy trình kiểm tra ngoại dạng mối hàn theo tiêu chuẩn Quốc tế (AWS);
– Giải thích được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản;
– Biết các biện pháp an toàn phòng cháy, chống nổ và cấp cứu người khi bị tai nạn xẩy ra.
* Về kỹ năng:
Chế tạo được phôi hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ bằng mỏ cắt khí bằng tay, máy cắt khí con rùa;
Gá lắp được các kết hàn theo các vị trí khác nhau theo yêu cấu kỹ thuật;
Vận hành, điều chỉnh được chế độ hàn trên máy hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, TIG);
Đấu nối thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, TIG) một cách thành thạo;
Chọn được chế độ hàn hợp lý cho các phương pháp hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, TIG);
Hàn được các mối hàn bằng phương pháp hàn Hồ quang tay (SMAW), có kết cấu đơn giản đến phức tạp, như mối hàn góc (1F – 3F), mối hàn giáp mối từ (1G – 3G), mối hàn ống từ vị trí hàn (1G, 2G, 5G) của thép các bon thường, có chất lượng mối hàn theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ;
Hàn được các mối hàn MAG/ MIG vị tri hàn 1F – 3F, 1G – 3G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
Hàn được các mối hàn TIG cơ bản;
Sửa chửa được các mối hàn bị sai hỏng, biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục hay đề phòng;
Có khả năng làm việc theo nhóm, độc lập;
Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công;
Biết bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ và phòng chống cháy nổ của nghề hàn.
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
– Sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại các Công ty, Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn có nghề Hàn;
– Học liên thông lên Cao đẳng, Đại học;
– Cộng tác trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài.
7. Tên ngành/ nghề: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;
– Hiểu được cách đọc bản vẽ kỹ thuật và phương pháp tra cứu tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;
– Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
– Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề sửa chữa ô tô;
– Trình bày được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và, vệ sinh công nghiệp.
* Về kỹ năng:
– Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong nghề sửa chữa ô tô;
– Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thật và đảm bảo an toàn lao động;
– Thực hiện được công việc bảo dưỡng các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực trong ô tô;
– Có khả năng tiếp thu công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
– Kỹ thuật viên, thợ sửa chữa trong các công ty, nhà máy, các xí nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, động cơ đốt trong.
– Kỹ thuật viên, thợ sửa chữa tại các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa, dịch vụ kỹ thuật ôtô, xe máy và các thiết bị động lực; các cơ sở kinh doanh ô tô, xe máy và kinh doanh thiết bị phụ tùng ô tô, xe máy, động cơ đốt trong.
– Làm việc tại các trạm đăng kiểm ô tô.
– Các trung tâm dạy nghề và các đơn vị hành chính quản lý về kỹ thuật ô tô – máy động lực.
– Có khả năng tự tạo việc làm.
8. Tên ngành/ nghề: TIN HỌC ỨNG DỤNG
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
Xác định được các kiến thức về chính trị, an ninh quốc phòng, pháp luật;
Vận dụng được kiến thức về tin học văn phòng trong công việc;
Vận dụng các phần mềm thiết kế đồ họa Adobe Photoshop, Adobe Illustrator để tạo ra các sản phẩm đồ họa;
Vận dụng phần mềm Adobe InDesign để thiết kế in ấn và dàn trang điện tử cho sách báo, tạp chí;
Vận dụng được các kiến thức về máy tính, cài đặt phần mềm trong công việc sửa chữa, lắp ráp và bảo trì máy tính;
Sử dụng được kiến thức về thiết bị và mạng máy tính trong việc thiết kế, lắp đặt mạng LAN;
Ứng dụng được mã nguồn mở thông dụng để xây dựng được Website đơn giản;
Vận dụng được phần mềm AutoCad tạo bản vẽ kỹ thuật.
* Về kỹ năng:
Soạn thảo được văn bản;
Sử dụng được các thiết bị văn phòng thông dụng;
Quản lý và sử dụng được các dữ liệu trực tuyến;
Sử dụng thành thạo các phần mềm Adobe Photoshop, Adobe Illustrator tạo ra các sản phẩm đồ họa;
Sử dụng thành thạo được phần mềm Adobe InDesign để thiết kế in ấn và dàn trang điện tử cho sách báo, tạp chí;
Lắp ráp được thiết bị máy tính, cài đặt được các phần mềm máy tính;
Thiết kế và lắp đặt được mạng LAN;
Xử lý được sự cố máy tính;
Thay thế được các thiết bị phần cứng;
Cài đặt được các phần mềm máy tính;
Bảo dưỡng được hệ thống máy tính;
Lựa chọn được mã nguồn mở thông dụng để thiết kế được Website đơn giản;
Cài đặt được quảng cáo trên Internet (facebook, youtube, google,…);
Sử dụng được phần mềm AutoCad tạo bản vẽ kỹ thuật;
Thực hiện được một số kỹ năng khác: Giao tiếp, ứng xử; làm việc nhóm.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Tôn trọng pháp luật, chính sách của Nhà nước, nội quy của cơ sở.
Tích cực đọc tài liệu tham khảo để cập nhật kiến thức, thông tin trong và ngoài ngành Công nghệ thông tin.
Tận tâm, yêu nghề và đề cao lương tâm nghề nghiệp, lấy chất lượng phục vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm làm tôn chỉ hành động.
Có tác phong công nghiệp, linh hoạt có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
Hòa đồng trong mọi mối quan hệ, có tinh thần hợp tác trong công việcn
Năng động, linh hoạt trong xử lý tình huống trong kinh doanh. Không ngừng học tập trao đổi nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ để đảm đương tốt nhiệm vụ được giao
Thái độ cởi mở, thân tình với khách hàng, sẵn sàng phục vụ khách hàng
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Nhân viên tin học văn phòng;
- Nhân viên đồ họa ứng dụng;
- Nhân viên chế bản sách báo, tạp chí;
- Nhân viên lắp ráp và cài đặt phần mềm máy tính;
- Nhân viên thiết kế và lắp đặt mạng LAN;
- Nhân viên thiết kế Website;
- Nhân viên bảo trì hệ thống máy tính;
- Nhân viên truyền thông đa phương tiện;
- Nhân viên tạo bản vẽ kỹ thuật.
9. Tên ngành/ nghề: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, cài đặt và bảo trì máy tính.
– Trình bày được các kiến thức cơ bản về cài đặt, bảo trì máy tính, quản trị hệ thống mạng LAN.
– Trình bày được các kiến thức cơ bản về thiết kế Web, ngôn ngữ lập trình, quản lý cơ sở dữ liệu,…
* Về kỹ năng:
-Tham mưu,tư vấn và ứng dụng công nghệ thông tin trong đơn vị công tác
– Soạn thảo, thiết kế văn bản, tổ chức quản lý thông tin cho cơ quan và lãnh đạo cơ quan.
– Cài đặt và sửa chữa các hư hỏng thông thường của hệ thống máy tính.
– Cài đặt và Quản lý hệ thống mạng máy tính.
– Sử dụng thiết bị văn phòng.
– Thiết kế và quản trị WebSite
– Sử sụng được Internet, các phần mềm đồ hoạ cơ bản, các dịch vụ trên mạng, biết cách phòng chống virus máy tính, ….Phục vụ công tác văn phòng.
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong, người học có thể:
– Tham mưu, tư vấn và ứng dụng công nghệ thông tin trong đơn vị công tác
– Soạn thảo, thiết kế văn bản, tổ chức quản lý thông tin cho cơ quan và lãnh đạo cơ quan.
– Cài đặt và sửa chữa các hư hỏng thông thường của hệ thống máy tính.
– Cài đặt và Quản lý hệ thống mạng máy tính.
– Sử dụng thiết bị văn phòng.
– Thiết kế và quản trị WebSite
– Sử sụng được Internet, các dịch vụ trên mạng, biết cách phòng chống virus máy tính, ….Phục vụ công tác văn phòng
10. Tên ngành/ nghề: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Trình bày được kiến thức cơ bản về chính trị, an ninh quốc phòng, pháp luật.
– Trình bày được cấu trúc, nguyên lý hoạt động của các bộ phận cấu thành máy tính, máy tính và các thiết bị tin học khác.
– Trình bày được kiến thức cơ bản về thiết kế web, tin học văn phòng, quản trị cơ sở dữ liệu
– Trình bày được qui trình lắp ráp, kiểm tra, sửa chữa, bảo trì máy vi tính.
* Về kỹ năng:
– Sử dụng, lắp đặt, sửa chữa máy vi tính và các thiết bị tin học khác.
– Cài đặt phần mềm, diệt Virus, bảo trì máy tính và thiết bị ngoại vi.
– Quản lý, điều hành phòng máy vi tính và hệ thống máy tính của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
– Thiết kế được web site, sử dụng được các phần mền tin học trong văn phòng, quản trị được cơ sở dữ liệu trên Access
– Tư vấn kỹ thuật máy tính.
– Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong, người học có thể:
– Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy vi tính.
– Sửa chữa, bảo dưỡng các thành phần và thiết bị ngoại vi của hệ thống máy vi tính.
– Xây dựng, quản lý, điều hành các phòng máy tính và hệ thống máy tính của các nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
– Tư vấn về kỹ thuật máy tính cho thủ trưởng cơ quan, khách hàng, người sử dụng
11. Tên ngành/ nghề: HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
Trình bày được những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ hành chính văn phòng như: Quy trình và kỹ thuật soạn thảo văn bản; thu thập, xử lý và cung cấp thông tin có hiệu quả phục vụ cho cơ quan và lãnh đạo.
Trình bày được phương pháp tổ chức bố trí sắp xếp các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của văn phòng.
Trình bày được tính năng, công dụng và cách sử dụng của các thiết bị văn phòng hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng.
* Về kỹ năng:
Soạn thảo được các loại văn bản hành chính thông dụng; tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho cơ quan và lãnh đạo.
Có khả năng giúp lãnh đạo cơ quan xây dựng, ban hành và quản lý chương trình, kế hoạch công tác, quản lí cơ sở vật chất của cơ quan.
Sử dụng thành thạo các trang thiết bị văn phòng và phần mềm trong công tác văn phòng.
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng làm việc tại các Doanh nghiệp, Nhà máy, phân xưởng với các vị trí công việc như sau:
Công tác văn thư, lưu trữ:
Soạn thảo được các công văn, quyết định cá biệt, thông báo, biên bản, tờ trình, báo cáo, nghị quyết, diễn văn..
Tiếp nhận công văn, giấy tờ gửi đến cơ quan, tổ chức và chuyển cấp có thẩm quyền giải quyết;
Thực hiện được các nghiệp vụ thư ký, văn thư, lữu trữ trong các cơ quan tổ chức, là đầu mối tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến, tổ chức quản lý văn bản đi, quản lý và sử dụng con dấu, lập hồ sơ công việc, hồ sơ nguyên tắc, hồ sơ nhân sự đúng quy định nhà nước.
Thực hiện được các nghiệp vụ lưu trữ và tổ chức lưu trữ như xác định giá trị tài liệu, thống kê tài liệu lưu trữ, thu thập và bổ sung tài liệu lưu trữ, chỉnh lý tài liệu lưu trữ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ hệ thống công văn giấy tờ, hợp đồng, tài liệu liên quan, …
Tiếp nhận các báo cáo lao động của cán bộ Cơ quan, tổ chức (xin đến muộn, về sớm, nghỉ ốm, nghỉ phép…);
Xây dựng được các kế hoạch, chương trình, lịch công tác của đơn vị. Theo dõi và chịu trách nhiệm quản lý lịch làm việc của Cơ quan, tổ chức;
Theo dõi chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nhân viên Cơ quan, tổ chức;
Thu xếp in ấn, photocopy tài liệu; khắc phục được những sự cố đơn giản của các thiết bị văn phòng đang sử dụng (điện thoại, máy tính, máy in, máy FAX, Sken, …)
Công tác lễ tân:
Nghe và nhận trả lời các cuộc gọi của bên ngoài liên hệ với Cơ quan, tổ chức;
Hỗ trợ cho Ban Lãnh đạo tiếp khách tại Cơ quan, tổ chức;
Hỗ trợ cho các cuộc họp nội bộ của Cơ quan, tổ chức;
Tổ chức thực hiện các hội thảo, hội nghị, lớp học của Cơ quan, tổ chức;
Xử lý được các tình huống trong hoạt động tiếp đãi khách, thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin
Công tác quản lý tài sản, thiết bị:
Lên kế hoạch mua sắm, chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý các tài sản, thiết bị tại văn phòng;
Mua sắm văn phòng phẩm và các đồ dùng thông thường tại Cơ quan, tổ chức;
Quản lý và vận hành hệ thống thư viện, sách báo của Cơ quan, tổ chức.
Các công việc hành chính khác:
Xây dựng được các kế hoạch, chương trình, lịch công tác cho lãnh đạo và cơ quan. Tổ chức được các hội nghị, các chuyến đi công tác cho cơ quan và người lãnh đạo. Hỗ trợ đặt lịch công tác cho lãnh đạo (taxi, nhà hàng, khách sạn, vé máy bay…);
Mua sắm các nhu yếu phẩm (trà, café…) cho văn phòng Cơ quan, tổ chức;
Tổ chức sinh nhật cho các thành viên Cơ quan, tổ chức trong tháng;
Hậu cần cho các sự kiện của Cơ quan, tổ chức;.
12. Tên ngành/ nghề: VĂN THƯ HÀNH CHÍNH
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Trình bày được những quy định của pháp luật về hệ thống hành chính Nhà nước, về công tác văn thư, lưu trữ và vai trò , nhiệm vụ của người cán bộ văn thư, lưu trữ, người thư kí văn phòng trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp…
– Trình bày được những nguyên tắc và quy trình giải quyết, lưu trữ văn bản, giấy tờ của cơ quan hành chính Nhà nước.
– Trình bày được nguyên tắc hoạt động, công dụng và phương pháp sử dụng các thiết bị văn phòng phục vụ công tác văn thư, lưu trữ như: Máy vi tính, máy in, máy photocoppy, máy fax.
* Về kỹ năng:
– Thành thạo các nghiệp vụ cụ thể của công tác văn thư, lưu trữ như: Soạn thảo văn bản, giải quyết văn bản đi, văn bản đến, chỉnh lý tài liệu…
– Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng phục vụ công tác
– Thực hiện tốt các công tác của người thư kí văn phòng như: chuẩn bị hội họp. sắp xếp lịch làm việc – Thực hiện công tác chứng thực, hòa giải tại cơ sở
– Tham mưu trong các công việc về Hành chính, Văn thư và Lưu trữ.
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng làm việc tại các Doanh nghiệp, Nhà máy, phân xưởng với các vị trí công việc như sau:
Công tác văn thư, lưu trữ:
– Soạn thảo được các công văn, quyết định cá biệt, thông báo, biên bản, tờ trình, báo cáo, nghị quyết, diễn văn..
– Tiếp nhận công văn, giấy tờ gửi đến cơ quan, tổ chức và chuyển cấp có thẩm quyền giải quyết;
– Thực hiện được các nghiệp vụ thư ký, văn thư, lữu trữ trong các cơ quan tổ chức, là đầu mối tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến, tổ chức quản lý văn bản đi, quản lý và sử dụng con dấu, lập hồ sơ công việc, hồ sơ nguyên tắc, hồ sơ nhân sự đúng quy định nhà nước.
– Thực hiện được các nghiệp vụ lưu trữ và tổ chức lưu trữ như xác định giá trị tài liệu, thống kê tài liệu lưu trữ, thu thập và bổ sung tài liệu lưu trữ, chỉnh lý tài liệu lưu trữ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ hệ thống công văn giấy tờ, hợp đồng, tài liệu liên quan, …
– Tiếp nhận các báo cáo lao động của cán bộ Cơ quan, tổ chức (xin đến muộn, về sớm, nghỉ ốm, nghỉ phép…);
– Xây dựng được các kế hoạch, chương trình, lịch công tác của đơn vị. Theo dõi và chịu trách nhiệm quản lý lịch làm việc của Cơ quan, tổ chức;
– Theo dõi chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nhân viên Cơ quan, tổ chức;
– Thu xếp in ấn, photocopy tài liệu; khắc phục được những sự cố đơn giản của các thiết bị văn phòng đang sử dụng (điện thoại, máy tính, máy in, máy FAX, Sken, …)
Công tác lễ tân:
– Nghe và nhận trả lời các cuộc gọi của bên ngoài liên hệ với Cơ quan, tổ chức;
– Hỗ trợ cho Ban Lãnh đạo tiếp khách tại Cơ quan, tổ chức;
– Hỗ trợ cho các cuộc họp nội bộ của Cơ quan, tổ chức;
– Tổ chức thực hiện các hội thảo, hội nghị, lớp học của Cơ quan, tổ chức;
– Xử lý được các tình huống trong hoạt động tiếp đãi khách, thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin
13. Tên ngành/ nghề: THƯ VIỆN – THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Trình bày được những quy định của pháp luật về hệ thống Thư viện – Thiết bị trường học; về thư viện, tổ chức quản lý kho sách; tổ chức quản lý công tác thư viện; thông tin thư viện và các đồ dùng thiết bị dạy học khác tại các trường học.
– Trình bày được những nguyên tắc và quy trình Thư viện – Thiết bị trường học; sắp xếp các đồ dùng và các thiết bị trường học hợp lý, khoa học.
* Về kỹ năng:
– Thành thạo các nghiệp vụ cụ thể của công tác Thư viện – Thiết bị trường học.
– Sử dụng thành thạo các thiết bị trường học, thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý.
– Thực hiện tốt các công tác của người Thư viện – Thiết bị trường học: Phân loại tài liệu; công tác bạn đọc; sắp xếp các đồ dùng thiết bị dạy học.
– Tham mưu trong các công việc về Quản lý thiết bị trường họ và Lưu trữ.
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng làm việc tại các trường học, cơ sở giáo dục – đào tạo với các vị trí công việc như sau:
Nhân viên thư viện:
Vận hành thư viện (mượn, trả, bảo quản, lưu trữ)
Tổ chức quản lý thư viện, bố trí, sắp xếp thông tin, tài liệu.
Lên kế hoạch mua sắm, chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý các tài sản của thư viện
Nhân viên thiết bị:
– Quản lý, bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết thiết bị dạy học
– Lên kế hoạch mua sắm, chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý các tài sản, thiết bị tại đơn vị;
– Mua sắm văn phòng phẩm và các đồ dùng thông thường tại đơn vị;
– Quản lý và vận hành hệ thống thư viện, sách báo của Cơ quan, tổ chức.
– Hậu cần cho các sự kiện của cơ quan, tổ chức;.
14. Tên ngành/ nghề: PHÁP LUẬT
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Trình bày được những quy định về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
– Phân biệt được các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
– Phân tích được những quy định của pháp luật, vận dụng những quy định của pháp luật vào thực tế công tác ở cơ sở.
* Về kỹ năng:
– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
– Đăng ký và quản lý hộ tịch như đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh, khai tử, nhận nuôi con nuôi, giám hộ…
– Tư vấn pháp lý về các lĩnh vực dân sự, đất đai, lao động, hôn nhân và gia đình, …tại cơ sở.
– Thực hiện công tác chứng thực, hòa giải tại cơ sở
– Tham mưu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc ở nhiều cơ quan, với nhiều vị trí công việc khác nhau: Công chức cấp xã (ở hầu hết các chức danh, kể cả chức danh lãnh đạo), cán bộ Phòng Tư pháp, Sở Tư pháp, cán bộ thi hành án, hoặc làm việc tại các phòng công chứng, văn phòng công chứng, văn phòng luật sư, công ty tư vấn luật, trường học, doanh nghiệp…
Người học được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp Luật có cơ hội học liên thông lên trình độ cao hơn theo quy định của pháp luật.
15. Tên ngành/ nghề: TIẾNG NHẬT
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Kiến thức chung: nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có hiểu biết về các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh, có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn.
– Kiến thức chuyên ngành: có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về các cấp độ và bình diện của Tiếng Nhật như ngữ âm, hình thái, từ vựng, cú pháp, ngữ nghĩa, văn hóa – văn học của Nhật Bản; có khả năng sử dụng các kỹ năng thực hành ngôn ngữ như nói, nghe, đọc, viết, truyền đạt và thuyết trình nhằm phục vụ mục đích nghề nghiệp.
* Về kỹ năng:
Sử dụng thành thạo cả 4 kỹ năng ngôn ngữ – nghe, nói, đọc, và viết – Tiếng Nhật, trong các tình huống giao tiếp xã hội có liên quan đến chuyên ngành Tiếng Nhật.
Một số kỹ năng khác: Giao tiếp, ứng xử; làm việc nhóm; Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
* Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
Tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tôn trọng nội quy của cơ quan.
Có thái độ cở mở và khoan dung với các đặc trưng của ngôn ngữ, văn hóa và cách ứng xử khi làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa.
Có ý thức cộng đồng, trách nhiệm công dân.
Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng làm việc tại các Doanh nghiệp, Nhà máy, phân xưởng, cơ quan đoàn thể với các vị trí công việc như sau:
- Phiên dịch
- Thông dịch
- Dịch thuật
- Dịch phim
- Nhân viên các bộ phận chức năng
- Giáo viên tiếng Nhật
16. Tên ngành/ nghề: TIẾNG ANH
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Trình bày được các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có hiểu biết về các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh, có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội.
– Trình bày được các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về các cấp độ và bình diện của tiếng Anh như ngữ âm, hình thái, từ vựng, cú pháp, ngữ nghĩa, văn hóa – văn học của các nước thuộc cộng đồng Anh ngữ.
– Trình bày được nội dung chính của các chủ đề cụ thể hoặc trừu tượng trong một văn bản (gồm những thảo luận kỹ thuật về chuyên ngành).
– Giao tiếp với người bản xứ
– Diễn đạt một cách rõ ràng và cụ thể về rất nhiều chủ đề, bày tỏ quan điểm về một chủ đề thời sự và nêu được những ưu điểm và nhược điểm của các tình huống khác nhau.
* Về kỹ năng:
– Sử dụng được ngôn ngữ một cách độc lập
– Sử dụng thành thạo cả 4 kỹ năng ngôn ngữ – nghe, nói, đọc, và viết – tiếng Anh, trong các tình huống giao tiếp xã hội có liên quan đến chuyên ngành Tiếng Anh
– Một số kỹ năng khác: Giao tiếp, ứng xử; làm việc nhóm; Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc
* Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
– Tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
– Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tôn trọng nội quy của cơ quan.
– Có thái độ cở mở và khoan dung với các đặc trưng của ngôn ngữ, văn hóa và cách ứng xử khi làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa.
– Có ý thức cộng đồng, trách nhiệm công dân.
– Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng làm việc tại các Cơ quan, Doanh nghiệp với các vị trí công việc như sau:
- Phiên dịch
- Thông dịch
- Dịch thuật
- Dịch phim
- Nhân viên các bộ phận chức năng
- Giáo viên tiếng Anh
17. Tên ngành/ nghề: KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
Trình bày được những kiến thức cơ bản về Chính trị – pháp luật, Giáo dục thể chất, Quốc phòng – An ninh, kiến thức ngoại ngữ bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
Mô tả và vận dụng được các kiến thức cơ sở, nguyên tắc của các học phần chuyên môn để xử lý các tình huống trong hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ.
Trình bày được các kiến thức chuyên môn về các nghiệp vụ kinh doanh thương mại dịch vụ, chăm sóc, tư vấn cho khách hàng.
Trình bày được các quy trình thực hiện công tác quản lý kinh doanh thương mại dịch vụ theo quy định.
Tiếp cận những kiến thức chuyên sâu để có thể học ở các bậc học cao hơn về quản trị, quản lý kinh tế (cao đẳng, đại học…)
* Về kỹ năng :
Lập các chứng từ liên quan trong các nghiệp vụ kinh doanh thương mại dịch vụ
Xây dựng, thực hiện quy trình thu mua, quy trình quản lý kho, quy trình bán hàng, quy trình chăm sóc, tư vấn cho khách hàng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ.
Lập, đọc , thu thập, tổng hợp được thông tin từ các báo cáo về tình hình thu mua hàng hóa, cung cấp hàng hóa, quản lý kho bãi, tình hình bán hàng và quản lý bán hàng, tình hình chăm sóc, tư vấn cho khách hàng.
Tìm kiếm tài liêu, văn bản và đánh giá phân tích tài liệu, thực hiện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống trong các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn.
Một số kỹ năng khác: Giao tiếp, ứng xử; làm việc nhóm; Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Tôn trọng pháp luật, thực hiện nghiêm túc chính sách chế độ của Nhà nước.
Giữ vững tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh, tuân thủ các quy chế, nội quy của doanh nghiệp, giữ chữ tín trong kinh doanh.
Tác phong làm việc nghiêm túc, có tính kỷ luật và trách nhiệm cao trong công việc.
Văn minh, lịch sự, nhiệt tình, chu đáo, hợp tác trong công việc
Năng động, linh hoạt trong xử lý tình huống trong kinh doanh. Không ngừng học tập trao đổi nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ để đảm đương tốt nhiệm vụ được giao
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Kết thúc khóa học học sinh được học tập đạt yêu cầu sẽ được cấp bằng tốt nghiệp TCCN, có cơ hội và khả năng làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ như sau:
- Nhân viên thu mua.
- Nhân viên giao nhận
- Nhân viên kho hàng.
- Nhân viên bán hàng cố định
- Nhân viên bán hàng bán hàng lưu động
- Nhân viên thanh toán
- Nhân viên chăm sóc khách hàng
- Nhân viên bán hàng trực tuyến
- Nhân viên tư vấn và kinh doanh dịch vụ
18. Tên ngành/ nghề: QUẢN LÝ VÀ BÁN HÀNG SIÊU THỊ
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
Trình bày được những nội dung cơ bản về tổng quan chung. Quản lí và bán hàng tại các siêu thị;
Áp dụng được các kiến thức cơ sở,chuyên môn đã học để phân tích,thiết kế và sử dụng một số phần mềm quản lý trong siêu thị
* Về kỹ năng :
Phân tích quản lí và xây được quy trình bán hàng siêu thị,kĩ năng tiếp cận khách hàng và tâm lí bán hàng trong làm việc
Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng cho Quản lí bán hàng trong siêu thị;
Có kiến thức cơ bản về kế toán dể sử dụng và khai thác các hoạt động dịch vụ tại siêu thị
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Kết thúc khóa học học sinh được học tập đạt yêu cầu sẽ được cấp bằng tốt nghiệp TCCN, có cơ hội và khả năng làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ như sau:
- Nhân viên thu mua.
- Nhân viên kho.
- Nhân viên bán hàng tại siêu thị
- Nhân viên thanh toán, thu ngân
- Nhân viên chăm sóc khách hàng
- Quản lý ngành hàng
- Quản lý kho hàng
19. Tên ngành/ nghề: NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
Trình bày và giải thích được kiến thức cơ bản về pháp luật, chính trị, xã hội, quốc phòng theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với hệ trung cấp;
Nhận thức đầy đủ và giải thích được những vấn đề cơ bản về chuyên môn của ngành như: Nghiệp vụ phục vụ bàn, nghiệp vụ phục vụ bar, nghiệp vụ phục vụ buồng, nghiệp vụ lễ tân khách sạn, nghiệp vụ chế biến món ăn;
Có đủ nhận thức học tập ở bậc học cao hơn và tự học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.
* Về kỹ năng:
Thực hiện thành thạo quy trình các công việc của một nhân viên phục vụ bàn tại các cơ sở kinh doanh ăn uống;
Thực hiện thành thạo quy trình các công việc của một nhân viên phục vụ Bar tại các cơ sở kinh doanh ăn uống;
Thực hiện thành thạo quy trình các công việc của một nhân viên phục vụ Buồng tại các cơ sở kinh doanh lưu trú;
Thực hiện thành thạo quy trình các công việc của một nhân viên lễ tận tại các cơ sở kinh doanh lưu trú;
Thực hiện chế biến được các món ăn cơ bản để phục vụ khách ăn uống tại các cơ sở kinh doanh lứu trú, ăn uống.
Một số kỹ năng khác:
Làm việc tập thể theo nhóm;
Thực hiện các công việc chuyên môn theo nguyên tắc kinh doanh dịch vụ du lịch có trách nhiệm. tiết kiệm năng lượng;
Ứng phó linh hoạt với các tình huống xảy ra;
Kỹ năng giao tiếp, lịch sự có văn hóa;
Kỹ năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, tôn trọng đồng nghiệp và đối tác;
Kỹ năng giải quyết các vấn đề độc lập, sáng tạo trong mọi tình huống.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
Có ý thức tổ chức kỹ luật tốt; có tinh thần trách nhiệm, cầu tiến, trung thực, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư trong công tác được giao; có tác phong làm việc cẩn thận và chính xác;
Có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, quan tâm đến sự phát triển của doanh nghiệp;
Có thái độ văn minh lịch sự phục vụ khách tận tình, chu đáo;
Có ý thức bảo vệ môi trường.
b.Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng làm việc tại khách sạn, nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, lưu trú, trong các bếp ăn tập thể, các công ty cung cấp suất ăn với các vị trí như sau:
– Nhân viên phục vụ bàn trong khách sạn nhà hàng;
– Nhân viên phục vụ bar trong khách sạn nhà hàng;
– Nhân viên phục vụ buồng trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh lưu trú;
– Nhân viên lễ tân khách sạn, lễ tân nhà hàng;
– Nhân viên bếp tại khách sạn, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh ăn uống.
20. Tên ngành/ nghề: HƯỚNG DẪN DU LỊCH
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị; pháp luật, xã hội, về quốc phòng; Giáo dục thể chất.
Trình bày được các kiến thức cơ sở ngành Du lịch như: Tổng quan du lịch, Tâm lý khách du lịch, Văn hóa du lịch, Địa lý du lịch, vào việc học tập các môn nghiệp vụ chuyên ngành.
Có kiến thức về lý thuyết và thực hành nghiệp vụ: Nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.
Tiếp cận được kiến thức chuyên sâu để có thể tiếp tục học bậc học cao hơn
* Về kỹ năng:
– Làm được về cơ bản các nghiệp vụ: Lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour, nhân viên các cơ sở kinh doanh lữ hành.
– Có kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng và trong nội bộ cơ quan, doanh nghiệp
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Kết thúc khóa học học sinh được học tập đạt yêu cầu sẽ được cấp bằng tốt nghiệp TCCN, có cơ hội và khả năng làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ như sau:
- Nhân viên hướng dẫn du lịch .
- Nhân viên phụ trách lưu trú.
- Nhân viên tiếp thị du lịch
- Nhân viên kinh doanh du lịch
- Nhân viên chăm sóc khách hàng
- Nhân viên Quản lý tour
21. Tên ngành/ nghề: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, xã hội, quốc phòng; giáo dục thể chất.
– Mô tả và vận dụng được các kiến thức cơ sở về môi trường và an toàn trong khách sạn nhà hàng; tổ chức bộ phận chế biến và lý thuyết chế biến.
– Trình bày kiến thức về lý thuyết, thực hành về xây dựng định mức tiêu chuẩn thực đơn, chế biến món Salat, món Á, món Âu, món Bánh
– Tiếp cận được kiến thức chuyên sâu để có thể tiếp tục học bậc học cao hơn.
– Trình bày được cách chế biến các món ăn tiệc,…
* Về kỹ năng:
– Biết cách xây dựng thực đơn cho các loại nhà hàng, khách sạn, hoặc cơ sở có dịch vụ chế biến món ăn.
– Biết cách xây dựng thực đơn, phân biệt và đánh giá được chất lượng các loại lương thực, thực phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ chế biến món ăn.
– Biết cách sử dụng các phương pháp chế biến món ăn
– Biết cách phục vụ Bàn – Bar trong nhà hàng, khách sạn
– Tính được định mức, giá thành sản phẩm của trong các món ăn
– Sử dụng thành thạo, an toàn các trang, thiết bị, công cụ, dụng cụ cơ bản nhà bếp hiện đại
– Tiếp cận được với các trang, thiết bị, công cụ, dụng cụ nhà bếp hiện đại
– Chế biến được các món Salat cơ bản trong nhà bếp (Á, Âu) đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Chế biến được những món ăn cơ bản trong nhà bếp (Á, Âu) đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Cắt tỉa được một số loại hoa, quả cơ bản
– Làm được các loại bánh thông dụng và các món ăn tráng miệng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Xử lý linh hoạt các tình huống trước, trong và sau khi chế biến món ăn.
– Trang trí và mô phỏng được các loại tiệc cưới, tiệc hội nghị, tiệc sinh nhật, tiệc set menu,…
– Một số kỹ năng khác: Giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm, có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
– Tôn trọng pháp luật, chính sách của Nhà nước, Nội quy của cơ sở.
– Tích cực đọc tài liệu tham khảo để cập nhật kiến thức, thông tin trong và ngoài ngành du lịch.
– Tận tâm, yêu nghề và đề cao lương tâm nghề nghiệp, lấy chất lượng phục vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm làm tôn chỉ hành động.
– Có tác phong công nghiệp, linh hoạt có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
– Hòa đồng trong mọi mối quan hệ, có tinh thần hợp tác trong công việc.
– Năng động, linh hoạt trong xử lý tình huống trong kinh doanh. Không ngừng học tập trao đổi nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ để đảm đương tốt nhiệm vụ được giao.
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng làm việc tại các Doanh nghiệp kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn với các vị trí công việc như sau:
- Chế biến Salat
- Chế biến món ăn Á
- Chế biến món ăn Âu
- Chế biến Bánh
22. Tên ngành/ nghề: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Hiểu được những kiến thức cơ bản về chính trị – pháp luật, Giáo dục thể chất, Quốc phòng – An ninh, kiến thức ngoại ngữ bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
– Hiểu được những kiến thức cơ bản về kinh tế, tổ chức và quản lý doanh nghiệp, thống kê, tài chính – tiền tệ, soạn thảo văn bản, kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán được giao;
– Trình bày được hệ thống chứng từ, tài khoản, hình thức kế toán và các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thuế hiện hành, phương pháp định khoản, ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán tại doanh nghiệp.
– Trình bày được phương pháp định khoản, ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán.
* Về kỹ năng:
– Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;
– Sử dụng được chứng từ kế toán để định khoản kế toán, từ chứng từ kế toán đã được định khoản ghi được vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết;
– Khóa được sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết; lập được các bảng tổng hợp chi tiết; kiểm tra được số liệu giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết.
– Trên cơ sở số liệu trên các sổ kế toán đã được kiểm tra, đối chiếu người học hiểu được cách lập các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, …
– Tổ chức được công tác kế toán phù hợp với doanh nghiệp ở quy mô nhỏ và vừa;
– Tính toán được các loại thuế doanh nghiệp phải nộp, lập các tờ khai thuế, quyết toán được các loại thuế;
– Một số kỹ năng khác: Giao tiếp, ứng xử; làm việc nhóm; Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Người học có khả năng làm việc độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm khi làm các công việc lập, tiếp nhận, kiểm tra, phân loại và xử lý được chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán, kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán, lập các báo cáo kế toán, tờ khai thuế, quyết toán thuế cho doanh nghiệp;
Hướng dẫn, giám sát những người khác trong bộ phận kế toán của mình và những người có liên quan đến công tác kế toán thực hiện tốt công việc kế toán theo quy định;
Đánh giá đúng hoạt động của những người cùng làm kế toán và kết quả thực hiện công việc kế toán.
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
– Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng đảm nhận các công việc kế toán ở vị trí kế toán viên tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ … quy mô nhỏ và vừa;
– Làm được từng phần việc kế toán tại các doanh nghiệp lớn;
– Đảm nhiệm được các công việc khác trong doanh nghiệp như: Thủ kho, thủ quỹ; thu ngân, nhân viên kinh tế…
23. Tên ngành/ nghề: KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
a. Về kiến thức:
– Hiểu và trình bày được những kiến thức chung về tin học, ngoại ngữ, pháp luật; về giao tiếp, ứng xử; về rèn luyện thể chất và giáo dục quốc phòng- an ninh;
– Hiểu và trình bày được những kiến thức cơ sở về kinh tế, tài chính- tiền tệ và kế toán;
– Hiểu và trình bày được những kiến thức chuyên môn về kế toán hành chính sự nghiệp, đồng thời tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu về kế toán để tác nghiệp theo yêu cầu công việc và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành kế toán.
* Về kỹ năng:
– Lập, tiếp nhận, kiểm tra, phân loại và xử lý được chứng từ kế toán;
– Sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán (tổng hợp, chi tiết); lập các báo cáo kế toán trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp;
– Sử dụng thành thạo một số phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp thông dụng trên máy vi tính.
– Tổng hợp và phân tích số liệu kế toán phục vụ cho công tác quản trị tài chính trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp.
– Một số kỹ năng khác: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; làm việc nhóm; kỹ năng sử dụng ngoại ngữ (nghe, nói, đọc, viết) ở trình độ căn bản; kỹ năng soạn thảo văn bản; sử dụng máy tính…
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp với các vị trí công việc như sau:
Nhân viên kế toán
24. Tên ngành/ nghề: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Có kiến thức về chuyên ngành tài chính – ngân hàng và vận dụng để thực hành các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại như: nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thẩm định tín dụng và các công cụ cơ bản để kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng khi cho vay, nghiệp vụ thanh toán trong thương mại quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Trang bị cho học sinh kiến thức chuyên môn về hệ thống thông tin và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các ngân hàng thương mại;
– Có kiến thức và ứng dụng kiến thức chuyên môn để có thể đọc hiểu, hoạch định và dự toán tài chính, đánh giá hiệu quả và rủi ro của một dự án đầu tư.
* Về kỹ năng:
– Giải quyết được hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng;
– Đọc và hiểu các báo cáo tài chính của các công ty;
– Lập được kế hoạch, soạn thảo văn bản các hợp đồng kinh tế;
– Kỹ năng xây dựng và phát triển các mối quan hệ cộng đồng.
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
– Học sinh trung cấp chuyên nghiệp ngành Tài chính ngân hàng, sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc trong ngân hàng như: Trợ lý tín dụng, kế toán, kế toán viên, kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ, giao dịch viên, kỹ thuật viên phân tích tài chính doanh nghiệp,…
– Học sinh tốt nghiệp đủ khả năng làm các công việc tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ, thương mại với vai trò kỹ thuật viên, nhân viên phân tích tài chính, nhân viên trong các định chế tài chính trung gian như: công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính…
25. Tên ngành/ nghề: TẠO MẪU VÀ CHĂM SÓC SẮC ĐẸP
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
– Trình bày được kiến thức cơ bản về an toàn y tế trong ngành chăm sóc sắc đẹp ;
– Trình bày được các kiến thức cơ bản về mỹ thuật trong nghệ thuật làm đẹp;
– Trình bày được các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về :
Chăm sóc da mặt; chăm sóc da toàn thân; chăm sóc chuyên sâu về da.
Phun thêu thẩm mỹ;
Trang điểm nghệ thuật;
Nối mi, vẽ móng;
– Nhận thức được vai trò đạo đức của người chuyên viên Tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp.
– Kỹ năng tiếp đón, tư vấn khách hàng.
– Vận dụng kiến thức an toàn lao động, an toàn điện, các biện pháp bảo hộ lao động trong công việc.
* Về kỹ năng :
Thực hiện thành thạo các kỹ thuật, quy trình tổng hợp liên quan đến chăm sóc sắc đẹp, bao gồm:
– Quy trình chăm sóc da da mặt; chăm sóc da toàn thân; chăm sóc chuyên sâu về da.
– Kỹ thuật và quy trình phun thêu thẩm mỹ gồm: phun – thêu – điêu khắc – xử lý chân mày, môi, mí;
– Trang điểm nghệ thuật;
– Nối mi, vẽ móng nghệ thuật;
– Một số kỹ năng khác: Giao tiếp, ứng xử; làm việc nhóm; Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Người học có khả năng làm việc độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm khi làm các công việc lập
– Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào lĩnh vực xây dựng. Hiểu và thực hiện đúng đắn giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân đối với đất nước
– Trung thực, khách quan, tôn trọng, ý thức tinh thần phục vụ nhân dân;
– Luôn chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
– Luôn tận tâm với công việc;
– Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cần cù chịu khó và sáng tạo trong nghề nghiệp. Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp. Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao cho xã hội.
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Trung cấp nghề Tạo mẫu và chăm sóc săc đẹp, học viên có thể trực tiếp tham gia lao động nghề với các nhiệm vụ:
- Nhân viên chăm sóc khách hàng
- Kỹ thuật viên chăm sóc da
- Kỹ thuật viên phun thêu thẩm mỹ
- Kỹ thuật viên trang điểm nghệ thuật
- Kỹ thuật viên chăm sóc móng và nối mi nghệ thuật
- Kỹ thuật viên các hãng mỹ phẩm chuyên ngành.
26. Tên ngành/ nghề: Công nghệ may và thời trang
a. Mục tiêu đào tạo:
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
* Về kiến thức:
Trình bày được nội dung của các môn cơ sở như: vẽ kỹ thuật, an toàn lao động để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nghề may;
Hiểu và nhận biết được một số nguyên, phụ liệu may;
Nêu được nguyên lý hoạt động, tính năng, tác dụng của một số thiết bị cơ bản trên dây chuyền may;
Biết phương pháp thiết kế các kiểu quần âu, áo sơ mi và áo Jacket;
Biết phương pháp thiết kế mẫu, nhảy mẫu, các loại sản phẩm may;
Biết phương pháp may các kiểu quần âu, áo sơ mi và áo Jacket;
Trình bày được quy trình lắp ráp các loại sản phẩm may thời trang.
* Về kỹ năng:
Lựa chọn được các nguyên, phụ liệu phù hợp với từng kiểu sản phẩm may thời trang;
Sử dụng thành thạo một số thiết bị cơ bản trên dây chuyền may;
Cắt, may được các kiểu quần âu, sơ mi đảm bảo kỹ thuật và hợp thời trang;
Thiết kế được các loại mẫu phục vụ cho quá trình may lắp ráp sản phẩm;
Có khả năng làm việc độc lập trên các công đoạn lắp ráp sản phẩm thời trang;
Thực hiện được các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp.
b. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Trung cấp Công nghệ may và thời trang học sinh có thể có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm và có thể đảm nhiệm được mọi vị trí trên dây chuyền may công nghiệp trong các doanh nghiệp, đồng thời có thể tự mở cửa hàng may đo thời trang cho riêng mình, tham gia công tác quản lý và điều hành sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm tại các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành Công nghệ may và thời trang
– Tham gia sản xuất trong các công đoạn sản xuất của các doanh nghiệp may;
– Ngoài ra học sinh có đủ năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.
Bài viết liên quan