TRƯỜNG TC KINH TẾ KỸ THUẬT BẮC THĂNG LONG TỰ CHỦ – NĂNG ĐỘNG – SÁNG TẠO – CHẤT LƯỢNG
TRƯỜNG TC KINH TẾ KỸ THUẬT BẮC THĂNG LONG
TỰ CHỦ – NĂNG ĐỘNG – SÁNG TẠO – CHẤT LƯỢNG
Đồng hành cùng thành công của bạn!
Trường Trung học bán công Kinh tế – Kỹ thuật Bắc Thăng Long được thành lập theo quyết định số 1257/QĐ – UB ngày 8/3/2002 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và đổi tên thành Trường trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Bắc Thăng Long (trường công lập) theo Quyết định số 2311/QĐ-UB ngày 28/11/2008 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Trường trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Bắc Thăng Long chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn của sở, ban, ngành có liên quan. Địa chỉ (trụ sở chính của nhà trường tại Thôn bầu- xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội; Website: http://btl.edu.vn
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY:
Cơ cấu tổ chức của nhà trường gồm: Ban giám hiệu và 05 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 07 khoa, bộ môn (bao gồm 13 viên chức và 37 hợp đồng)
1. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
a) Phòng Tổ chức – Hành chính.
b) Phòng Kế toán – Tài chính.
c) Phòng Quản lý đào tạo.
d) Phòng Phát triển chương trình, quản lý dữ liệu và khảo thí.
e) Phòng Tuyển sinh và giới thiệu việc làm.
3. Các khoa, bộ môn.
a) Khoa Công nghệ thông tin, gồm các bộ môn: Bộ môn Đồ họa; Bộ môn Công nghệ thông tin; Bộ môn Công nghệ phần cứng; Bộ môn Công nghệ phần mềm.
b) Khoa Kỹ thuật công nghệ, gồm các bộ môn: Bộ môn Điện; Bộ môn Ô tô; Bộ môn Cơ khí.
c) Khoa Du lịch, gồm các bộ môn: Bộ môn Kỹ thuật chế biến; Bộ môn Khách sạn, nhà hàng; Bộ môn Lũ hành- hướng dẫn.
d) Khoa Tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp, gồm các bộ môn: Bộ môn da; Bộ môn phun thêu; Bộ môn tóc; Bộ môn trang điểm; Bộ môn móng.
đ) Khoa Kinh tế, gồm các bộ môn: Bộ môn Kế toán; Bộ môn Kinh doanh thương mại.
e) Khoa Ngôn ngữ, gồm các bộ môn: Tiếng Anh; Tiếng Nhật.
g) Khoa Cơ bản, gồm các bộ môn: Bộ môn văn hóa.
4. Các hội đồng tư vấn.
– Hội đồng đào tạo.
– Hội đồng tư vấn nghề.
– Hội đồng biên soạn chương trình, giáo trình dạy nghề.
– Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề.
– Hội đồng tuyển sinh.
– Hội đồng xét tốt nghiệp.
– Hội đồng thi đua khen thưởng và các Hội đồng khác theo quyết định của Hiệu trưởng.
5. Tổ chức Đảng: Chi bộ.
6. Tổ chức đoàn thể.
– Công đoàn cơ sở.
– Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
II. NGUỒN LỰC ĐÀO TẠO
2.1 Về cơ sở vật chất.
Nhà trường có 01 cơ sở bao gồm:
Trụ sở chính tại Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
– Diện tích đất sử dụng là 5352 m2.
– Số phòng học lý thuyết: 49 phòng.
– Phòng thực hành:
-
- Phòng thực hành máy tính: 04 phòng (52m2/1 phòng).
- Số phòng, xưởng thực hành:
+ 01 xưởng thực hành bếp với tổng diện tích là 243 m2
+ 01 xưởng thực hành cho các nghề cơ khí: 320 m2
+ 05 phòng thực hành Điện – Điện tử; 52m2/1 phòng
+ 01 xưởng thực hành điện lạnh: 250 m2/ phòng
+ 08 phòng thực hành khách sạn nhà hàng: 45 m2/phòng
+ 01 phòng thực hành nghiệp vụ lễ tân: 65 m2/ phòng
+ 03 Phòng thực hành nghề tạo mẫu: 45 m2 /phòng
– Trung tâm thư viện: với tổng diện tích 250 m2
– Nhà Hiệu bộ, Hội trường: với tổng diện tích hơn 450 m2
– Tất cả các thiết bị đào tạo của Nhà trường có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ký mã hiệu, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng đầy đủ.
– Các thiết bị đào tạo được trang bị trong Nhà trường cơ bản đáp ứng danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu theo yêu cầu đào tạo của từng mã ngành. Các thiết bị trên đều được thể hiện trong đề án mở mã ngành của Nhà trường đã được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội phê duyệt.
– Trường đã ban hành quy trình quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, mỗi tài sản của từng đơn vị đều được theo dõi bằng thẻ tài sản trong đó thể hiện xuất xứ, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng và ký mã hiệu. Trang thiết bị, dụng cụ trong phòng thực hành được bố trí vị trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành. Hằng năm Nhà trường tiến hành rà soát lại nhu cầu sử dụng thiết bị máy móc phục vụ giảng dạy, từ đó phòng tiến hành điều chuyển tài sản cho phù hợp với từng khoa, phòng nhằm khai thác tối đa tài sản mà trường hiện có, giảm bớt việc mua sắm gây lãng phí. Cuối năm tiến hành kiểm kê tài sản trong trường, báo cáo Hội đồng kiểm kê trường về công tác quản lý tài sản cố định tại các đơn vị.
– Trường có thư viện, có phòng máy tính đáp ứng nhu cầu tra cứu, truy cập thông tin của giáo viên và học sinh có kết nối mạng internet phục vụ việc tra cứu các giáo trình, tài liệu tham khảo của giáo viên và học sinh.
2.2 Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
– Đội ngũ Nhà giáo đạt chất lượng, có trình độ đồng đều, thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nghề nghiệp, văn minh công sở, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cụ thể: trên 70% giáo viên có trình độ sau đại học, đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm.
– Đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, có đầy đủ tiêu chuẩn về lý luận chính trị, an ninh quốc phòng, ngoại ngữ, tin học và các nghiệp vụ khác…
2.3 Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy
– Chương trình đào tạo của 23 ngành đào tạo trong trường được xây dựng và ban hành theo đúng quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo ban hành tại thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH.
– Giáo trình và tài liệu giảng dạy các chương trình trong trường gồm các giáo trình tài liệu lưu hành nội bộ do trường biên soạn. Tài liệu, giáo trình đảm bảo đáp ứng 100% chương trình đào tạo, cập nhật liên tục.
STT | Tên ngành/nghề | Mã nghề | Quy mô/ năm | Trình độ đào tạo |
1. | Tiếng Anh | 5220206 | 280 | Trung cấp |
2. | Tiếng Nhật | 5220212 | 90 | Trung cấp |
3. | Tiếng Đức | 5220210 | 25 | Trung cấp |
4. | Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính | 5480102 | 15 | Trung cấp |
5. | Đồ họa đa phương tiện | 5480108 | 40 | Trung cấp |
6. | Công nghệ thông tin | 5480201 | 40 | Trung cấp |
7. | Tin học ứng dụng | 5480205 | 370 | Trung cấp |
Vi tính văn phòng (Tin học) | 300 | Sơ cấp I | ||
8. | Vẽ và thiết kế trên máy tính | 5480213 | 40 | Trung cấp |
9. | Điện tử công nghiệp và dân dụng | 5520222 | 110 | Trung cấp |
10. | Điện công nghiệp và dân dụng | 5520223 | 150 | Trung cấp |
Điện công nghiệp | 250 | Sơ cấp I | ||
11. | Bảo trì và sửa chữa ô tô | 5520159 | 110 | Trung cấp |
Công nghệ ô tô | 50 | Sơ cấp II | ||
12. | Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt | 5520157 | 15 | Trung cấp |
13. | Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí | 5520205 | 25 | Trung cấp |
14. | Công nghệ hàn | 5510217 | 15 | Trung cấp |
15. | Quản trị khách sạn | 5810201 | 25 | Trung cấp |
16. | Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn | 5810205 | 100 | Trung cấp |
17. | Kỹ thuật chế biến món ăn | 5810207 | 125 | Trung cấp |
18. | Kỹ thuật làm bánh | 5810210 | 25 | Trung cấp |
Chế biến món ăn | 150 | Sơ cấp I | ||
Chế biến bánh | 50 | Sơ cấp I | ||
Pha chế đồ uống | 50 | Sơ cấp I | ||
19. | Hướng dẫn du lịch | 5810103 | 30 | Trung cấp |
20. | Tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp | 5810402 | 130 | Trung cấp |
Chăm sóc da | 250 | Sơ cấp I | ||
Phun thêu thẩm mỹ | 80 | Sơ cấp I | ||
Trang điểm thẩm mỹ | 80 | Sơ cấp I | ||
Vẽ móng nghệ thuật | 80 | Sơ cấp I | ||
21. | Kinh doanh thương mại và dịch vụ | 5340101 | 90 | Trung cấp |
22. | Kế toán doanh nghiệp | 5340302 | 55 | Trung cấp |
23. | Kế toán hành chính sự nghiệp | 5340307 | 15 | Trung cấp |
Kế toán doanh nghiệp | 300 | Sơ cấp I | ||
Bán hàng | 300 | Sơ cấp I | ||
Cộng tổng | 3860 |
2.5 Thống kê số liệu tuyển sinh và đào tạo 3 năm.
TT | Hệ đào tạo | Kết quả tuyển sinh, đào tạo | ||
Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | ||
1 | Hệ TCCN | 1470 | 1500 | 1600 |
2 | Liên kết đào tạo hệ CĐ, ĐH | 100 | 200 | 400 |
3 | Đào tạo Ngắn hạn | 3000 | 3000 | 2000 |
III. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ TRƯỜNG:
Phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo đi đầu trong việc đào tạo và phát triển nguồn lực lao động có chất lượng, có năng lực và sẵn sàng đáp ứng các vị trí việc làm theo yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể:
– Hình thành môi trường học tập và làm việc cởi mở, thân thiện
– Thiết kế chương trình đào tạo đáp ứng với nhu cầu doanh nghiệp và xây dựng phương pháp dạy học tích cực
– Trang bị cho học viên các kiến thức, kỹ năng nghề, kỹ năng mềm để sẵn sàng đáp ứng công việc ngay khi tốt nghiệp
– Đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp và các cơ sở GDNN trên địa bàn để đạt được kết quả đào tạo tốt nhất
– Đội ngũ lãnh đạo năng động, không ngừng cải thiện hiệu quả công việc
IV. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ HỢP TÁC CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN 2021- 2023
4.1 Hoạt động nghiên cứu khoa học
Tháng 7 năm 2021 nhà trường đã được giao làm đơn vị thực hiện đề tài NCKH: “Nghiên cứu triển khai phương thức đào tạo kết hợp (Blended Learning) tại các cở sở giáo dục nghề nghiệp trình độ Trung cấp của TP Hà Nội” thời gian thực hiện từ tháng 7/2021 đến hết tháng 6/2023
Ngày 29/6/2023, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố để đánh giá quá trình thực hiện và kết quả của đề tài khoa học này. Trong quá trình thực hiện, Trường TC Kinh tế- Kỹ thuật Bắc Thăng Long cùng nhóm nghiên cứu đã nhận được sự đồng thuận và hỗ trợ từ Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, Trường TC Xây dựng Hà Nội, Trường TC nghề Giao thông công chính Hà Nội, Trường TC nghề Cơ khí 1 Hà Nội.
Đặc biệt trong các thành viên chính tham gia nghiên cứu đề tài có TS. Phạm Vũ Quốc Bình- Phó tổng cục trưởng- Tổng cục GDNN, ThS. Lê Minh Thảo- Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội. Nhà trường cùng nhóm nghiên cứu đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được đặt ra khi thực hiện đề tài. Các thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp Thành phố đánh giá cao những kết quả đạt được của đề tài và thống nhất nghiệm thu đề tài đạt loại Khá (với mức điểm bình quân 8.5 điểm) đồng thời khẳng định đề tài góp phần xác định được cơ sở khoa học của việc xây dựng phương thức đào tạo kết hợp (Blended Learning) tại các cơ sở GDNN công lập trên địa bàn TP. Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học trung thực, có ý nghĩa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội vận dụng phương thức đào tạo kết hợp (Blended Learning) cho các hệ trung cấp, sơ cấp và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Th.S Tạ Văn Xã- Hiệu trưởng trường TC Kinh tế- Kỹ thuật Bắc Thăng Long báo cáo về kết quả thực nghiệm tại nhà trường.
Tháng 7/2022; Nhà trường lại tiếp tục là đơn vị được giao thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản trị theo hướng tự chủ và giải pháp thực hiện cho các cơ sở GDNN công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội” thời gian thực hiện từ tháng 7/2022 đến hết tháng 6/2024.
Theo tiến độ thực hiện, Nhà trường đã và đang cùng nhón nghiên cứu triển khai nghiên cứu, tổ chức hội thảo và xây dựng mô hình quản trị theo hướng tự chủ
4.2 Hoạt động hợp tác quốc tế
Tích cực mở rộng mối quan hệ với các tổ chức phi chính phủ
– WUSC: hỗ trợ đánh giá nhu cầu doanh nghiệp, Xây dựng quan hệ đối tác, Phương pháp giảng dạy mới, E-learning, Xây dựng/Cải thiện khung chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng mềm, lập kế hoạch chiến lược.
– VSEP: nâng cao năng lực lãnh đạo cũng như xây dựng phát triển chương trình theo chuẩn DACUM
– PLAN INTERNATIONAL VIỆT NAM:
Hợp tác triển khai dự án “Tạo việc làm bền vững cho phụ nữ nhập cư”
- Hỗ trợ tái xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn như: Kỹ thuật chế biến món ăn Á, KDTM, Làm tóc và matxa mặt cơ bản, May thời trang. Phun thêu thẩm mĩ
- Đào tạo được hơn 700 học viên
- Nâng cao năng lực cán bộ trong việc triển khai các dự án có yếu tố nước ngoài
– BATIK INTERNATIONAL
- Hợp tác phát triển dự án: Nâng cao cơ hội việc làm và sự an toàn cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, lao động trẻ nhập cư và lao động phi chính thức thông qua nền tảng giáo dục về kiến thức kỹ thuật số, kỹ năng sống và sức khỏe tình dục/sinh sản.
- Hiện trạng: Nhà trường đã hợp tác với Tổ chức Batik International từ tháng 03 năm 2022 nhằm phát triển dự án hỗ trợ phụ nữ trẻ là lao động nhập cư trên địa bàn huyện Đông Anh cũng như các em học sinh. Đến nay, dự án đã được EU phê duyệt giai đoạn 2.
4.3 Hoạt động hợp tác doanh nghiệp
Các hoạt động hợp tác:
-
- Tạo việc làm cho sinh viên, thực tập, thực hành tại doanh nghiệp
- Hội thảo góp ý xây dựng các chương trình đào tạo
- Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp
- Phối hợp cùng đào tạo vừa học vừa làm tại Doanh nghiệp
4.4 Hoạt động bồi dưỡng tay nghề cho Giáo viên
– Tham gia các cuộc thi tay nghề do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, Sở lao động thương binh và xã hội Hà Nôi tổ chức. Nhà trường cũng đã gặt hái được những thành tích đáng ghi nhận
Giải 3 kỳ thi thiết kế bài giảng trực tuyến trong GDNN năm học 2021
Nhà giao tham dự: Phạm Bích Vân- Trưởng khoa du lịch
Giải nhất hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ 7 năm 2022. Mô hình thực hành bàn ăn Á- Âu thông minh.
Nhóm tác giả: Phạm Bích Vân cùng nhóm cán bộ giáo viên khoa Du lịch
Bài viết liên quan